Tổng quan về Scrum
TABLE OF CONTENTS
Scrum
References:
Video series: https://www.scrum.org/resources/introductory-video-series-scrum.
Theory series: https://www.scrum.org/learning-series/what-is-scrum/what-is-scrum
Một vài lưu ý
Trước khi bắt đầu về Loạt bài tìm hiểu về Scrum, mình muốn đưa ra một số lưu ý để bạn đọc nắm trước khi bắt đầu.
-
Để có thể tìm hiểu Scrum một cách trọn vẹn, ngoài bài viết này bạn có thể đọc bài viết gốc của tác giả Ken Schwaber and Jeff Sutherland (những người mà đã phát triển và viết bộ Scrum Guide). https://scrumguides.org/
-
Ngoài ra để giữ được tính nguyên bản của những định nghĩa trong Scrum, tôi xin phép sau đó sẽ dùng từ nguyên bản tiếng anh để đảm bảo giữ được sự tiêu chuẩn và tránh sự lệch lạc trong diễn giải. Chẳng hạn các từ ngữ sau:
- Product Goal : Mục tiêu sản Phẩm.
- Scrum Team: Nhóm phát triển scrum.
- Product Owner: Người làm chủ sản phẩm.
- Product Backlog: Các yêu cầu, và các tính năng chưa được phát triển của sản phẩm
- Stake Holders: Nhóm những người liên quan, chịu ảnh hưởng đến sản phẩm
Với mỗi định nghĩa mình sẽ có bài viết dành riêng để chúng ta có cái nhìn chi tiết về từng vai trò dựa trên các định nghĩa trên.
Scrum là gì
Scrum là một framework được xây dựng để đáp ứng công việc phát triển và duy trì một sản phẩm phẩm phức tạp. Cụ thể, Scrum là một một quá trình thực nghiệm mà những quyết định dựa trên sự quan sát, trải nghiệm và những sự thử nghiệm.
- Scrum gồm 3 trụ cột chính:
- Transparency: Sự minh bạch / công khai.
- Inspection: Sự thanh tra, kiểm tra
- Adaption: Sự thích ứng.
Những chủ đề trên chính là sự hỗ trợ cho khái niệm Làm việc lặp đi lặp lại. Điều này nghĩa là bạn sẽ làm việc với những thử nghiệm nhỏ, từ đó học hỏi từ công việc, rút ra những bài học để điều chỉnh các bạn đang làm việc theo hướng cần thiết.
- Một trong những đặc điểm quan trọng của Scrum Team, giúp gắn kết tất cả thành phần với nhau đó
là Sự tin cậy. Nếu sự tin cậy không hiện diện trong Scrum Team thì có thể xảy ra những
căng thẳng và tắc nghẽn trong quá trình hoàn thành công việc. Các giá trị Scrum cũng rất quan trọng
để Scrum Team tuân thủ, vì chúng giúp hướng dẫn cách bạn làm việc và thức đẩy sự tin cậy.
Các giá trị của Scrum bao gồm:
- Sự dũng cảm / Courage
- Sự tập trung / Focus
- Sự cam kết / Commitment
- Sự tôn trọng / Respect
- Sự cởi mở / Openess
Tất cả các yếu tố trên là những yếu tố quan trọng mà Scrum Team phải cân nhắc khi làm việc cùng nhau. Giá trị của Scrum quan trọng trong môi trường nơi thử nghiệm là cốt lõi để đạt được sự tiến bộ.
Nói tóm gọn định nghĩa Scrum được khái quát như sau: Scrum là một môi trường mà ở đó yêu cầu những điều sau:
- Tạo ra giá trị công việc (Increments of valueable work hay Artifacts) được đưa ra trong một khoảng thời gian ngắn. Thường có thể là một tháng hoặc ngắn hơn. Những chu trình như vậy được gọi là Sprint. Từ những phản hồi liên tục trong sprint cho phép kiểm tra và điều chỉnh quy trình cũng như những gì được chuyển giao.
- Scrum team bao gồm một Scrum Master / Product Owner và Developers. Họ là những người mà chịu trách nhiệm cho việc lựa chọn những công việc mà giúp tạo ra những giá trị gia tăng trong Sprint.
- Nhóm Scrum và các thành viên khác bên trong tổ chức, doanh nghiệp, người dùng hoặc khách hàng được gọi là các bên liên quan (Stake holders). Họ là những người kiểm tra kết quả của Sprint và điều chỉnh kết quả ở những Sprint tiếp theo.
Các vai trò của như chức năng của Scrum Team sẽ được mô tả chi tiết trong các phần tiếp theo. Mời các bạn tiếp tục theo dõi nhé!